Tết Quân Qân tạo nhiều dấu ấn trong vùng đồng bào dân tộc Khmer Tri Tôn

An ninh Quốc phòng

Tết Quân Qân tạo nhiều dấu ấn trong vùng đồng bào dân tộc Khmer Tri Tôn

25/09/2022

Sau hơn hai năm ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc Khmer huyện Tri Tôn đã khó khăn càng thêm khó khăn hơn. Thấu hiểu được điều đó, Được sự thống nhất của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang và Huyện ủy, UBND huyện, phối hợp các ban, ngành, đoàn thể huyện và Đảng ủy, UBND 15 xã, thị trấn của huyện Tri Tôn tổ chức chương trình “Tết Quân – Dân” năm 2022 trong vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Responsive image

Lễ xuất quân “Tết Quân Dân” vào ngày 12 tháng 8 năm 2022, tại xã Ô Lâm, nơi có đến 97% dân số của xã là người dân tộc Khmer của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang và cũng là nơi sinh ra nữ liệt sĩ Anh hùng LLVT nhân dân Neáng Nghés. Đây là hoạt động nằm trong chuổi sự kiện của huyện nhân dịp lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer. Qua đó phát huy tinh thần yêu nước và truyền thống đoàn kết quân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Góp phần cùng địa phương thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, chính sách an sinh xã hội, hậu phương quân đội tạo không khí vui tươi, ấm áp nghĩa tình quân dân, góp phần xây dựng thế trận lòng dân trong khu vực phòng thủ huyện.

Trung tá Võ Văn Cang, chính trị viên phó, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tri Tôn, An Giang cho biết “nếu như các năm trước, Ban chỉ huy quân sự huyện tham mưu cho UBND huyện tổ chức tết quân dân chỉ phạm vi cấp xã như ở các xã An Tức, Ô Lâm, Tân Tuyến, Lương Phi, Núi Tô. Nhưng đặc biệt năm nay ban chỉ huy quân sự huyện tham mưu Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và UBND huyện tổ chức tết quân dân trong tháng sene đônta của đồng bào dân tộc Khmer. Việc tổ chức này nhằm tôn vinh sự đóng góp trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ của nữ anh hùng liệt sĩ Neáng Nghés và giới thiệu truyền thống văn hóa của đồng bào Khmer đến với tất cả người dân trong huyện để tạo không khí đoàn kết vui tươ, hưởng thụ nét văn hóa đặc sắc của người Khmer trên địa bàn xã Ô Lâm nói riêng và huyện Tri Tôn nói chung. Điểm khác biệt lớn nhất của lần này so lần trước là quy mô tất cả các xã trong huyện đều tham gia.

Cụ thể đối với hoạt động chỉnh trang hạ tầng giao thông, bộ mặt phum sóc, vùng đồng bào Khmer, hàng trăm cán bộ chiến sĩ Ban chỉ huy quân sự huyện Tri Tôn cùng  lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ của huyện và cán bộ, chiến sĩ Đại đội bộ binh 3. Tiểu đoàn bộ binh 512 thuộc Trung đoàn bộ binh 892, Đồn Biên phòng Lạc Qưới, Vĩnh Gia và bà con nhân dân tham gia hơn 300 ngày công lao động thực hiện đổ bê tông đường giao thông nông thôn tại xóm Ô Là Ka thuộc ấp Phước Long chiều rộng 2,5m, chiều dài 150m. Và công trình trải đá bụi Kênh sườn 4 của ấp Phước Thọ với chiều dài 2.000m. Tổng kinh phí 2 công trình trên 200 triệu đồng do Ban chỉ huy Quân sự huyện và UBND xã Ô Lâm vận động các mạnh thường quân hỗ trợ. Các tuyến đường sau khi hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp bà con đi lại dễ dàng, không còn bị sình lầy vào mùa mưa, tạo diện mạo mới cho phum sóc. Đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

“cán bộ chiến sĩ đại đội 3 thực hiện tết quân dân tại khu vực xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, gồm các công việc như trang đá bụi xung quanh đường, đổ bê tông đạon đường chiều dài 150 mét. Quá trình làm việc với tinh thần đoàn kết quyết tâm cao của tập thể cán bộ chiến sĩ cũng như chính quyền địa phương và người dân nơi đây, tạo thêm sự gắn kết đoàn kết gắn bó giữa quân và dân, từ đó xây dựng quân với dân thống nhất một ý chí”, Chiến sĩ Huỳnh Vĩ Kha, trung đội trưởng trung đội 8, đại đội 3, Tiểu đoàn dự bị động viên, trung đoàn 892 cảm nhận

Ngoài ra, cán bộ chiến sĩ cũng hỗ trợ trường THCS xã, các trường tiểu học A, tiểu học B và trường mầm non lát gạch vỉa hè, quét vôi khuôn viên trường và chỉnh trang cảnh quang, sư phạm xanh, sạch đẹp, thoáng mát. Tham gia phát quang, vệ sinh xung quanh khu vực mộ nữ liệt sĩ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés; phát quang, vệ sinh 02 bên đường tỉnh lộ 959 đoạn từ UBND xã đến cổng chào giáp ranh xã An Tức và đoạn từ tỉnh lộ 959 đến hang Tuyên huấn. Phát quang, vệ sinh ở 06 chùa Khmer trên địa bàn xã Ô Lâm. Trồng hàng nghìn cây giáng hương, kèn hồng tại các chùa Khmer. Lắp 60 đèn chiếu sáng đường tỉnh lộ 959 đoạn từ UBND xã Ô Lâm đến cổng chào giáp ranh xã An Tức….

Đối với chuỗi hoạt động an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, Được sự hỗ trợ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Ban chỉ huy quân sự huyện đã phối hợp với Bệnh xá Quân y tỉnh và Trung tâm Y tế huyện. tổ chức khám bệnh, cấp thuốc cho 230 người và tặng 300 phần quà cho gia đình chính sách và hộ nghèo 2 xã Ô Lâm và An Tức trị giá 90 triệu đồng; Đoàn Thanh niên và Hội phụ nữ tỉnh hỗ trợ tặng 30 phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Ban Chỉ đạo “Tết Quân – Dân” huyện cũng vận động các tổ chức cá nhân, mạnh thường quân, công ty, doanh nghiệp cất mới 161 căn nhà đại đoàn kết, mái ấm cho người dân khó khăn, bộ đội thường trực, cán bộ, chiến sĩ dân quân và dự bị động viên với tổng kinh phí 6 tỷ 715 triệu, bình quân mỗi căn có diện tích tối thiểu 32m2, đảm bảo 3 cứng, kinh phí xây dựng tối thiểu 40 triệu đồng.

Cuộc sống bấp bên, gia đình lại có người con bị nhiễm chất độc da cam không tự chăm sóc bản thân, nên vợi chồng chỉ làm thuê làm mướn ở gần nhà để tiện chăm sóc con. Mong mỏi có căn nhà lành lặn đã nhiều năm, nhưng thiết hụt kinh phí xây dựng, được chương trình tế quân dân hỗ trợ căn nhà mới khang trang hơn, bà Neáng Chanh Thon, ngụ ấp Phước Lộc, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, cảm nhận “Nhà tôi lúc trước dột nát, mỗi khi trời mưa là ướt hết. Nhưng do không có tiền cất lại. nay nhờ chính quyền và nhà tài trợ  hỗ trợ có căn nhà mới khang trang, tôi cám ơn rất nhiều”

Cũng hưởng ứng tết quân dân năm nay, Liên Đoàn lao động huyện vận động, tặng 05 suất học bổng, 10 suất quà tiếp sức đến trường, 10 suất quà cho các gia đình chính sách, 10 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo. Huyện đoàn vận động, tặng 200 ảnh Bác Hồ và 200 lá cờ Tổ quốc. Hội LHPN huyện vận động, tặng 10 suất học bổng cho trẻ em nghèo và mồ côi do ảnh hưởng dịch Covid-19, tặng 250 quà cho các hộ nghèo và 150 quà trung thu cho các em thiếu nhi ở xã Ô Lâm tổng kinh phí 138 triệu đồng. Vận động hội phụ nữ các xã, thị trấn nhận đỡ đầu cho 31 em mồ côi cha, mẹ do dịch bệnh covid 19. Từ nguồn hỗ trợ, Ban CHQS huyện tặng 300 phần quà cho gia đình chính sách và hộ nghèo trên địa bàn xã Ô Lâm và thị trấn Cô Tô; trị giá 80 triệu đồng.

Đặc biệt nhân dịp lễ Sen Dolta của bà con dân tộc khmer, huyện Tri Tôn và các xã có đông đồng bào dân tộc cũng thành lập các đoàn đến  thăm tặng 128  quà cho các chùa Khmer nam tông, Ban trị sự, người uy tín và gia đình chính sách trên địa bàn huyện.

Sau 40 ngày triển khai các hoạt động “Tết Quân – Dân” năm 2022 ở Tri Tôn đã khép lại. Nhưng điều đọng lại lớn nhất trong mỗi người dân sau chương trình không phải ở những hoạt động có tính bề nổi như các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu giữa các đơn vị quân đội với các xã, thị trấn,  mà là các hoạt động chính sách, an sinh xã hội, các công trình phúc lợi… Điều này thể hiện sự sẻ chia của cộng đồng nói chung và  LLVT nói riêng đối với cấp ủy, chính quyền và nhân dân ở vùng dân tộc, vùng căn cứ cách mạng của huyện Tri Tôn.

Bà Phạm Thị Kiều Oanh, Phó bí thư Đảng ủy xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, chia sẻ “tết quân dân năm nay xã Ô Lâm được ban chỉ huy quân sự huyện, các hội đoàn thểm mạnh thường quân hỗ trợ nâng cấp 2 tuyến đường giao thông nông thôn tổng chiều dài 2.150 mét, cất mới và sửa chữa 11 căn nhà đại đoàn kết, hỗ trợ các điểm trường vệ sinh, tu sữa nhỏ chuẩn bị năm học mới, chỉnh trang các điểm chùa chuẩn bị đón lễ sene đônta, hjo64 trợ quà cho học sinh và bà con nghèo. Tổng kinh phí vận động thực hiện trên địa bàn xã đối với hoạt động tết quân dân trên 1 tỷ 40 triệu đồng. Xin gửi lời cám ơn đến ban chỉ đạo huyện, ban chỉ huy quân sự huyện, các ngành, đoàn thể và mạnh thường quân hỗ trợ nhân lực và kinh phí giúp xã thực hiện các công trình mang ý nghĩa quan trọng, giúp người dân địa phương giảm bớt khó khăn”

 “Tết Quân - Dân” đã trở thành thông điệp kêu gọi sự sẻ chia ấm áp từ cộng đồng tới người nghèo, đồng thời là niềm khích lệ để địa phương tiến bước nhanh trên con đường xây dựng nông thôn mới; giúp cán bộ, chiến sĩ LLVT, đoàn viên, thanh niên hiểu hết giá trị truyền thống tốt đẹp, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”… của dân tộc. Cùng với đó cũng để người dân vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Châu Phong

=== CHÀO MỪNG 190 THÀNH LẬP TỈNH AN GIANG (1832 - 2022) ===