Thanh niên Ba Chúc vượt khó vươn lên phát triển kinh tế

Người tốt - Việc tốt

Thanh niên Ba Chúc vượt khó vươn lên phát triển kinh tế

09/06/2020

Xác định tầm quan trọng của việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với phong trào thi đua thanh niên lập thân lập nghiệp trên địa bàn thị trấn Ba Chúc và tạo sức lan tỏa sâu rộng. Với khí thế thi đua sôi nổi, động viên đông đảo đoàn viên hăng say lao động, sản xuất. Mô hình chăn nuôi dê kết hợp nuôi bò của anh Nguyễn Thanh Phong đoàn viên thanh niên thị trấn Ba Chúc là một minh chứng.

 Mang trong mình bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, không ngừng vượt khó vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất quê hương. Anh Huỳnh Thanh Phong sinh năm 1992, ngụ khóm An Hòa A, Thị Trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, vì nghèo nên anh phải nghỉ học sớm đi làm công nhân ở Đồng Nai để kiếm sống. Vì xa quê, nhớ nhà công việc cũng không được ổn định, không đủ tiền để lo cho vợ và con trai, nên Phong quyết định trở về quê. Ngay khi hòa nhập với nhịp sống trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Biết được hoàn cảnh gia đình nghèo khó, lại là trụ cột gia đình. Vì vậy, Anh Phong đã nuôi ý chí quyết tâm vượt qua hoàn cảnh, khắc phục khó khăn. Đặc biệt hơn, khi được sự quan tâm hỗ trợ từ Tỉnh đoàn An Giang và Đoàn thị trấn đã hỗ trợ nguồn vốn ban đầu là 20.000.000 đồng cho đoàn viên Bùi Thanh Phong thực hiện mô hình chăn nuôi 02 con bò sinh sản. Vì chi phí nuôi bò khá cao nên Phong phải thêm vốn gần 10 triệu đồng để mua 2 con bò về nuôi. Mỗi ngày sau khi làm xong các công việc và bán hết vé số Phong phải đi cắt cỏ cho bò ăn. Nuôi được khoảng 3 năm, bạn quyết định bán 2 con bò với giá 40 triệu đồng đem lại lợi nhuận gần 12 triệu đồng. Thấy nuôi bò hiệu quả nên Phong tiếp tục đầu tư mua lại 4 con bò nhỏ về nuôi vỗ béo với số tiền là 38 triệu đồng. Bên cạnh đó ban còn nuôi thêm 50 con gà để kiếm thêm thu nhập. theo đó, anh Phong đã mạnh dạn kết hợp thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản với chăn nuôi dê. Đến nay mô hình này có 5 con bò và 11 con dê với tổng trị giá khoảng 82.000.000 đồng. Nhờ thế mà đến nay gia đình anh Phong đã khắm khá hơn trước.

Mô hình đã khẳng định hiệu quả kinh tế thiết thực vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường vừa tăng thu nhập cho đoàn viên cải thiện đời sống, giúp cho thanh niên hiểu vai trò quan trọng của tổ chức đối với từng đoàn viên ngày càng nhiệt tình tham gia công tác hội, giữ chân thanh niên không đi làm ăn xa mà gắn bó và tự nguyện cống hiến nhiệt tình cho tổ chức; nhận thấy đi theo tổ chức Đoàn, Hội là một định hướng lý tưởng trên con đường lập thân lập nghiệp. Thành công có được từ việc vượt qua những khó khăn ban đầu, dám nghĩ, dám làm, không “nản lòng” trước những thử thách là bí quyết thành công của anh. Chắc chắn rằng, việc chăn nuôi của Huỳnh Thanh Phong chưa dừng lại ở đây, sẽ là điểm tựa vững chắc để anh tiếp tục gặt hái những thành công trên con đường lập nghiệp và là tấm gương sáng cho tinh thần khởi nghiệp của các bạn trẻ ngày hôm nay.

Với khát vọng làm giàu cho gia đình và quê hương, có thể khẳng định với sự kiên trì, quyết tâm, không ngại gian khổ của anh Bùi Thanh Phong, bước đầu gặt hái được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển chăn nuôi góp phần thúc đẩy, khuyến khích phong trào phát triển kinh tế và trở thành động lực cho các đoàn viên, thanh niên khác học tập, tìm tòi, tự tin tìm kiếm cơ hội lập nghiệp. Hy vọng trong thời gian tới có nhiều hơn nữa những tấm gương sáng của đoàn viên, thanh niên thể hiện được ý chí, quyết tâm, tinh thần dám nghĩ, dám làm để có được thành công trên con  học tập cũng như trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.   

 

 

Mỹ Hân

=== CHÀO MỪNG 190 THÀNH LẬP TỈNH AN GIANG (1832 - 2022) ===