Ươm mầm thiện nguyện – San sẻ yêu thương

Người tốt - Việc tốt

Ươm mầm thiện nguyện – San sẻ yêu thương

28/12/2023

Giữa nhịp sống hối hả, nếu vòng tay nhân ái được đan kết và nối rộng sẽ có nhiều mảnh đời khó khăn được giúp đỡ, sẻ chia. Tấm lòng nhân ái đó lại chẳng phải ai khác mà là những người phụ nữ rất đỗi bình dị giữa cuộc sống đời thường nhưng chính họ đã làm những công việc phi thường. Mỗi người có một cách cho đi khác nhau nhưng đều có chung một “đích đến”; đó là giúp đỡ thật nhiều mảnh đời thiếu may mắn.

Tọa lạc tại khóm Thanh Lương, thị trấn Ba Chúc, năm 2015, “Bếp cơm chay 0 đồng” được thành lập. Đây là tâm huyết của chị Nguyễn Thị Hoàng, ngụ tại xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang và những tình nguyện viên ở khóm Thanh Lương. Trong 8 năm qua, “Bếp cơm chay 0 đồng” đã trở thành địa chỉ quen thuộc mang đến những bữa cơm ấp áp cho những người hoàn cảnh khó khăn. Từ 50 suất ăn cho những ngày mới thành lập, đến nay, trung bình mỗi ngày bếp duy trì đều đặn gần 200 suất ăn cho nhiều mảnh đời khó khăn, cơ nhỡ.

Chị Nguyễn Thị Hoàng - người thành lập “Bếp cơm chay 0 đồng” cho biết: Tôi ở từ Phú Lâm vô đây làm cơm chay miễn phí, năm nay là 8 năm rồi. Bà con ở đây rất khổ cơm nước không có, điển hình như những người bán vé số, đi xin, hốt thuốc nam, khi không có cơm ăn người ta lại đây dùng cơm. Ngày thường khoảng 100 đến 100 mấy phần ăn, còn ngày tương 1 tháng 4 ngày, 14 rằm là 200 mấy 300 phần. Hồi năm cách ly xã hội, tôi nấu 1 ngày 300, 400 ở phát cả khu vực Lê Trì, Lạc Quới cháo với cơm mấy chú lại lãnh.

Responsive image

Chị Nguyễn Thị Hoàng - người thành lập “Bếp cơm chay 0 đồng”

Chẳng phân biệt tuổi tác, ngày nắng hay mưa, nhà xa hay gần, cứ 4-5h sáng, các tình nguyện viên của “Bếp cơm chay 0 đồng” đã có mặt đông đủ để sơ chế, chế biến thức ăn, cứ như thế rồng rã suốt 8 năm qua đồng hành cùng bếp mà không mưu cầu bất cứ một sự đền đáp nào. Mỗi người mỗi việc, người rửa rau, người cắt gọt củ quả, người nấu cơm, người sơ chế thực phẩm... tất cả đều chú tâm, làm thoăn thoắt để nấu kịp các suất cơm chay.

Chị Trần Thị Hồng Thắm 38 tuổi người tình nguyện viên nhỏ tuổi nhất trong “Bếp cơm chay 0 đồng” tâm sự:Bếp ở đây có 3-4 người, tùy theo ngày, người lặt rau, người bửa củi, còn tôi nấu nướng, nấu xong ra đãi cho bà con xa gần tới ăn bữa cơm chay. Bà con ở đây cũng đóng góp mấy cô cho gạo, người chở củi, người chở rau cải ở chợ Ba Chúc, chợ Cây Me mọi người đem lại, còn mấy cô trồng rẫy bầu, bí đao, mướp ở nhà có cũng mang lại luôn. Tt cả, hộp và bịch đựng thức ăn mấy cô cũng đem lại cho. Ở đây, mấy cô cũng tiếp, ủng hộ tinh thần cho tôi nhiều lắm.

Dù phải sắp xếp công việc riêng để thay phiên nhau "giữ lửa" bếp cơm, các tình nguyện viên vẫn luôn hồ hởi, vui vẻ và "không thấy mệt mỏi", với tâm niệm sẻ chia khó khăn cùng người nghèo, ngọn lửa của thiện tâm, vì thế, “Bếp cơm chay 0 đồng” vẫn luôn được duy trì, mở rộng.

Một ngày với những công việc giản đơn như thế, nhưng đối với những người thiện nguyện lại chính là niềm vui và hạnh phúc bởi mỗi suất cơm trao đi đều kèm theo với những lời thăm hỏi, sẻ chia tới người nhận, và đối với các chị không gì quý giá hơn ngoài những nụ cười, những lời cảm ơn từ người nhận. Niềm vui từ những người khó khăn cũng chính là động lực để các thành viên tiếp tục giữ lửa cho Bếp cơm chay 0 đồng”. Một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam về lá lành đùm lá rách được thể hiện rõ qua tấm lòng thiện nguyện của những người phụ nữ phi thường. Và đnhững hạt giống thiện nguyện được nảy mầm, phát triển và nhân rộng, rất cần những cánh tay chấp nối lan tỏa yêu thương, san s với những mảnh đời còn thiếu may mắn.

Huỳnh Nga

=== CHÀO MỪNG 190 THÀNH LẬP TỈNH AN GIANG (1832 - 2022) ===