SÁNG NGỜI TẤM GƯƠNG TỪ THIỆN, NHÂN ĐẠO

Người tốt - Việc tốt

SÁNG NGỜI TẤM GƯƠNG TỪ THIỆN, NHÂN ĐẠO

28/02/2020

Xuất thân từ người nông dân áo vải chân chất, tay lấm chân bùn nhưng ông Lê Văn Điền ngụ khóm Núi Nước lại luôn nuôi dưỡng ước mơ làm việc thiện giúp người.

Responsive image

Dù đã trên 60 tuổi, kinh tế gia đình không mấy gì dư dã nhưng ông vẫn sắp xếp công việc gia đình, tranh thủ thời gian sát cánh cùng với các anh em hoàn thành tốt công việc từ thiện của mình.

          Từng trải qua cuộc sống khó khăn, nghèo khổ, hơn ai hết chú rất thấu hiểu nổi đau của người nghèo khó, ngày xưa đất nước còn chiến tranh, nhiều người đói khổ đã đành, bây giờ đất nước hòa bình, mà vẫn còn những người thiếu đói, lòng chú thấy xót xa. Phải biết san sẻ cho người khác thì sẽ nhân thêm hạnh phúc trong tim mình. Chú là người không trọng vật chất, tiền bạc cho bản thân mình, chỉ mong làm điều tốt cho xã hội mang được tiếng cười, niềm vui đến cho người nghèo. Vì thế chú quyết tâm đến với công tác từ thiện, đến nay cũng đã gần hơn 20 năm, trao đổi với chú Điền

          Hỏi: Dạ thưa chú, chú làm công việc từ thiện gồm những việc gì vậy chú?

          Trả lời: Như hàn cầu, nằm trong hội mai táng chôn cất, làm lộ, xin cây cất nhà, cất cũng được mười mấy căn nhà khu dân cư.

          Hỏi: Xuất phát từ suy nghĩ gì chú đến với công tác từ thiện?

          Trả lời: Nói tht hồi đó nghèo khó lắm, ăn cơm không đủ no nửa, làm cực khổ sau này có ruộng đất con cũng lớn có công ăn việc làm ổn định, thôi mình nhín thời gian làm việc có ít cho xã hội kiếm phước cho con cháu, người ta còn khổ hơn mình nửa nên mình cố gắng giúp đỡ.

          Hỏi: Thời gian hầu như chú dành hết cho công tác từ thiện vậy kinh tế gia đình như thế nào?

          Trả lời: cuộc sống an nhàn vậy là được rồi không cần gì hết, không dư dã gì sống cũng đủ ăn đủ sài thôi nhưng cũng nhín thời gian để đi làm việc từ thiện.

          Hỏi: Công việc làm từ thiện có khó khăn không chú?

          Trả lời: có chứ, nhiều lúc cũng cực lắm mà vui, anh em ở xóm tưởng khõe đi thử một ngày ai cũng than cực, nhiều lúc làm cũng cực lắm, mình phải ráng nung đúc anh em, đôi khi chặt cây lôi xuống trên bờ kênh cực lắm.

          Hỏi: Năm nay chú cũng đã ngoài 60, lại mang trong mình căn bệnh hở van tim như vy mà chú làm những công việc nặng nhọc chú có bao giờ suy nghĩ hay lo lắng cho tình trạng sức khõe của mình không?

          Trả lời: Nhiều người cũng khuyên tôi ông lớn tuổi rồi bệnh nửa thì nghĩ đi, mình nghĩ thì không ai làm thôi kệ tới đâu tới, chết cũng được anh em ngưỡng mộ mình, kệ nó không có màn đâu, làm mệt thì nghĩ.

          Hơn 20 năm qua, chú cùng các thành viên trong ban vận động khóm đã chung tay góp sức, âm thầm cống hiến sức mình làm thay đổi từng ngày diện mạo bộ mặt nông thôn bằng những cây cầu bê tông vững chắc, những ngôi nhà kiên cố, những con đường phẳng lì,… Xác định trọng trách khá nặng nề nên những năm qua, chú không quảng ngại ngày đêm, đường sá xa xôi… luôn hết lòng lặn lội khắp nơi vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền của, công sức để ủng hộ, trợ giúp cho hoạt động của Hội. Tiền sử của ban vận động là từ hội mai táng truyền thống, với số lượng thành viên chỉ khoảng 7-8 người, họ đều là những nông dân địa phương, người nhỏ tuổi nhất cũng trên 40, lớn nhất đã 80 tuổi. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng đều có chung một chí hướng, chung một tấm lòng thiện nguyện để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh vươn lên hoà nhập cộng đồng.

          Trong năm nay chú cũng vừa hoàn thành 1 căn nhà kiên cố cho bà cụ đã ngoài 90 tuổi, lại mù không thấy đường căn nhà bà dột nát mưa không có chổ trú, bà có một người con nhưng làm mướn đấp đổi qua ngày không có tiền để sử san nhà cửa, thấy hoàn cảnh của bà chú suy nghĩ mình kín mưa kín nắng mà người ta khổ sở cũng không đành nên chú vận động xây dựng căn nhà trị giá trên 20 triệu đồng, bộ cột đạo nhờ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa hổ trợ, tuy căn nhà không khang trang nhưng cũng giúp bà ấm áp hơn những khi trời mưa dông.

          Tạo được uy tín, lòng tin đối với người dân nên chú luôn nhận được sự yêu thương và giúp đỡ nhiệt tình của người dân địa phương, nên khi đi vận động tiền được mọi người vui vẽ, nhiệt tình đóng góp có khi trên 100 triệu đồng.

          “Tôi chỉ muốn góp một phần nhỏ công sức của mình để xây dựng cho gia đình người nghèo khó có được ngôi nhà vững chắc, mưa gió không lo. Việc làm của tôi chỉ là trách nhiệm và bổn phận của công dân đối với xã hội. Tôi xem niềm vui và hạnh phúc của mọi người như niềm vui và hạnh phúc của chính mình”. Với tấm lòng ấm ấp, đầy nhân văn của chú đã có nhiều gia đình vươn lên trong cuộc sống, và chú lại nói: “cùng biết chia sẻ, mỗi người ủng hộ một chút, nhưng nhiều người gộp lại sẽ tạo nên sức mạnh giúp đỡ được nhiều người hơn, để địa phương ta dần sẽ không còn hộ nghèo khổ nữa. Trong cuộc sống mọi người có trách nhiệm với nhau hơn, thì xã hội ngày càng văn minh hơn”. Đó là những lời kể chân tình vô cùng xúc động được chú thốt lên làm bản thân tôi cũng phải suy ngẫn mình đã làm gì có ích cho xã hội này chưa, mọi người chúng ta hãy cùng vì lợi ích chung của xã hội vì những người còn nghèo khổ thì cuộc sống này sẽ tươi đẹp hơn, cuộc đời này chỉ là phù du sống hôm nay đâu biết ngày mai chúng ta hãy trân quý khoảnh khắc vàng son làm việc thiện giúp người.

          Ông Ngô Văn Đảm - Trưởng ban nhân dân khóm Núi Nước chia sẻ: “Ban vận động đã xây dựng trên mười mấy căn nhà, xây cầu, làm đường trong và ngoài địa bàn giúp đỡ bà con nghèo. Có một số anh cao tuổi nhưng luôn nhiệt tình đóng góp công sức, không có nề hà khó khăn cũng như tiền bạc, các thành viên đi làm với tư cách từ thiện xã hội”.

          Để có thể làm tốt công việc của mình ngoài sự chung tay góp sức, đồng lòng của cả một tập thể thì sự quan tâm, ủng hộ và khích lệ kịp thời của lãnh đạo địa phương, là niềm động lực to lớn nhất đối với mỗi thành viên. Với tấm lòng đáng trân trọng và sự đóng góp to lớn cho xã hội trong những năm qua, cả tập thể ban vận động đã vinh dự nhận được rất nhiều Giấy khen, Bằng khen của chính quyền địa phương trao tặng.

          Bằng những việc làm nhân ái thiết thực và những hoạt động từ thiện-xã hội của chú Điền đã góp phần không nhỏ trong việc tham gia phát triển kinh tế xã hội của địa phương; thay cầu tre lắc lẻo gập gềnh khó đi bằng cầu bê tông cốt thép, xóa nhà tre lá tạm bợ, đưa tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm đáng kể. Đây là một tấm gương điển hình của thị trấn mà chúng tôi cần phải nhân rộng.

Hồng Như

=== CHÀO MỪNG 190 THÀNH LẬP TỈNH AN GIANG (1832 - 2022) ===