Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái năm 2023

Nông - Lâm nghiệp

Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái năm 2023

28/12/2023

Tính đến tháng 12/2023, tổng diện tích cây ăn trái trồng tập trung trên địa bàn huyện 1.050,4 ha (có 870,2 ha đang cho trái), gồm các loại chủ yếu như: xoài, chuối, nhãn, cây có múi, sầu riêng, và các loại cây ăn trái khác.

- Đối với vùng trồng xoài: xoài 533,7 ha, chủ yếu là xoài cát hòa lộc, xoài thanh ca và xoài Đài Loan.

- Đối với vùng trồng chuối: 141,8 ha. Chủ yếu là chuối cấy mô 20 ha ở xã Lương An Trà hiện tại có 01 hộ trồng, chuối xiêm và các loại chuối khác 121,8 ha được trồng ở khu vực đất núi Dài và núi Cô Tô.

- Đối với vùng trồng nhãn: chưa phát triển được nhiều. Hiện tại chỉ có 26,5 ha. trồng tập trung ở xã Tân Tuyến 7,5 ha, xã Vĩnh Gia 10 ha và một số vùng nhỏ lẻ khác.

- Đối với vùng trồng sầu riêng 38,5 ha: được trồng nhiều ở vùng đất núi, đất triền núi ở xã Lê Trì và Lương Phi.

- Đối với vùng trồng cây có múi 102,7 ha gồm cam quýt, bưởi, chanh không hạt trồng tập trung ở xã Lê Trì (cam, quýt, bưởi) và chanh ở xã Lương An Trà.

Lũy kế toàn huyện được cấp 29 mã số, với tổng diện tích vùng trồng 1618,4 ha. Trong đó cây ăn trái 8  mã số với diện tích 297,2 ha. Năm 2023, cấp 03 mã số với diện tích 72,7 ha

a. Cấp mã số vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu:

Stt

Cây ăn trái

Mã số

Diện tích (ha)

Thị trường

1

Xoài

5

185

Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, New Zealand, Úc.

2

Chuối già nam mỹ

2

100

Trung quốc

3

Chanh tươi không hạt

1

12,2

Châu Âu, Anh, NewZealand

 

Tổng cộng

8

297,2

 

b. Cấp mã số đóng gói:

Cấp 1 cở sở mã số đóng gói Chuối già Nam Mỹ xuất khẩu (Hộ kinh doanh trang trại 6 Đức)

Hiện tại, huyện có 01 doanh nghiệp thực hiện gia công, chế biến các loại nông sản xoài, chuối ở xã Lương An Trà: Công ty TNHH MTV nông sản Đức Chinh, cơ sở đóng gói nông sản Sáu Đức và Hợp tác xã Dịch vụ - Du lịch – Nông nghiệp Bảy Núi sản xuất chuối xiêm sấy dẻo.

Tình hình liên kết xuất khẩu chanh tươi không hạt với Công ty TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ; đối với chuối cấy mô liên kết với công ty xuất khẩu qua Trung Quốc; đối với sản phẩm xoài tiêu thụ chủ yếu từ các công ty và thương lái ở Châu Đốc và Chợ Mới, các sản phẩm trái cây khác chủ yếu tiêu thụ tại địa phương và các thương lái trong tỉnh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số thuận lợi, khó khăn như:

1. Thuận lợi:

Nông dân có nhiều kinh nghiêm sản xuất cây ăn trái.

Địa hình đa dạng tạo điều kiện phát triển nhiều loại cây ăn trái.

2. Khó khăn:

Nhà vườn chưa chủ động được nơi tiêu thụ do đó dễ gặp rủi ro khi thị trường biến động.

Một số diện tích cây ăn trái trên núi ở xa nguồn nước tưới bị thiếu nước vào mùa khô.

Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất cây ăn trái, trái cây xuất khẩu nói chung chưa thật sự bền vững: do còn hạn chế về nguồn lực tài chính (phần lớn là vay vốn sản xuất) do vậy dễ bị tác động khi có biến động về giá cả, thị trường.

(Theo số liệu Báo cáo số 466/BC-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Uỷ ban nhân dân huyện Tri Tôn)

 

 

VÕ VĂN THANH

=== CHÀO MỪNG 190 THÀNH LẬP TỈNH AN GIANG (1832 - 2022) ===