Kết quả thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023

Nông - Lâm nghiệp

Kết quả thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023

21/12/2023

Kết quả hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề nông nghiệp trong năm 2023 cụ thể trong đó tổng số lao động được hỗ trợ đào tạo phân theo các nhóm đối tượng:

+ Tổng số phụ nữ tham gia học nghề: 101 người.

+ Đối tượng người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số: 135 người.

+ Đối tượng người thuộc hộ nghèo: 37 người.

+ Đối tượng người thuộc hộ cận nghèo: 22 người.

+ Đối tượng là phụ nữ mất việc làm: 34 người.

- Đánh giá hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn:

+ Tổng số lao động đã học xong: 210 người.

+ Số người có việc làm là 141 người, tỷ lệ đạt 67.71% .

Qua đánh giá hiệu quả đào tạo trên địa bàn, nhóm ngành nghề mang lại hiệu quả đào tạo là ngành nghề liên quan đến chăn nuôi gia súc, gia cầm, cụ thể là nghề chăn nuôi bò sinh sản, hiệu quả được đánh giá cụ thể như sau:

- Thị trường tiêu thụ: Thị trường cung cấp thịt hơi trong và ngoài huyện.

- Hiệu quả kinh tế: Mỗi con bò thu lãi trung bình 11.416.000 đồng/năm (tương đương thu được 1 con bê con 1 năm). Nếu tính chu chuyển đàn để sinh sản thì lợi nhuận càng cao.

- Hiệu quả về xã hội:

+ Tạo việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập cho nông hộ, qua đó góp phần bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn và xây dựng thành công nông thôn mới.

+ Đồng thời thông qua công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật sẽ nâng cao nhận thức trình độ khoa học kỹ thuật cho nông dân, giúp người chăn nuôi chuyển từ hình thức chăn nuôi bò chăn thả tự nhiên với các giống bò năng suất thấp sang chăn nuôi bò thịt có năng suất chất lượng cao, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi để tăng năng suất.

+ Phát triển chăn nuôi bò sinh sản theo hướng an toàn sinh học giúp sử dụng có hiệu quả nguồn phụ phẩm trồng trọt, hạn chế đốt rơm gây ô nhiễm môi trường, giảm lượng phát thải khí nhà kính.

Đánh giá chung kết quả hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân như sau:

Về ưu điểm:

Được sự quan tâm của cấp uỷ trong việc chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình.

Sự hỗ trợ, phối hợp của các ngành chuyên môn trong công tác vận động, tư vấn, định hướng nghề nghiệp và mở lớp đào tạo cho người lao động; đồng thời đề ra các phương hướng giải quyết việc làm sau đào tạo.

Có cơ sở đào tạo nghề đóng chân trên địa bàn (trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú An Giang).

Hình thức đào tạo linh hoạt, việc lựa chọn các địa điểm cũng như việc bố trí thời gian tổ chức lớp cũng đáp ứng phù hợp với nguyện vọng của học viên, tạo sự thoải mái và dễ chịu cho học viên là lao động nông thôn.

Cơ sở đào tạo nghề đủ chuẩn và đáp ứng về lực lượng giáo viên đủ trình độ chuyên môn đứng lớp. Ngoài ra, cũng thường xuyên thỉnh giảng các giáo viên là cán bộ kỹ thuật, nông dân sản xuất giỏi để cùng giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực chuyên môn trọng tâm theo nội dung đào tạo.

Nâng cao trình độ của lao động nông thôn, học viên có thể vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, nâng cao năng suất lao động.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của lao động nông thôn nhờ việc áp dụng các tư liệu sản xuất mới.

Góp phần giúp người lao động mạnh dạng chuyển đổi nghề nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo định hướng thị trường.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2.18%, cận nghèo giảm 2.84%.

Nâng tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo đạt tỷ lệ 46,28%.

Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân:

Số lượng học viên của các lớp nghề thường không ổn định hoặc không đủ chỉ tiêu để mở lớp, nhất là vào thời gian mùa vụ.

Do ảnh hưởng khách quan từ sự biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh phức tạp nên người dân còn lo ngại trong tổ chức sản xuất việc sản xuất, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm ảnh hưởng đến việc mở lớp theo kế hoạch đào tạo nghề.

Còn một số ít địa phương chưa quan tâm sâu sắc đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nên khâu vận động học viên tham gia học ở một số địa phương còn bị động.

Nhận thức của người lao động về học nghề còn hạn chế. Đối tượng trong độ tuổi lao động thường lựa chọn rời địa phương đi làm ăn xa.

Việc dự báo về việc làm và thu nhập lao động sau khi học nghề chưa cao nên chưa tạo được sức lan toả và động lực lớn cho người lao động học nghề.

Phần lớn người trong độ tuổi lao động tại nông thôn đều đi làm ăn xa hoặc chuyển đổi công việc từ nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp nên khó khăn trong việc vận động học viên, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đào tạo nghề theo kế hoạch đề ra.

VÕ VĂN THANH

=== CHÀO MỪNG 190 THÀNH LẬP TỈNH AN GIANG (1832 - 2022) ===