Hội nông dân huyện Tri Tôn tăng cường hỗ trợ nâng cao đời sống hội viên

Nông - Lâm nghiệp

Hội nông dân huyện Tri Tôn tăng cường hỗ trợ nâng cao đời sống hội viên

13/11/2023

Thời gian qua, nông dân trong huyện Tri Tôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở; phát huy tinh thần đoàn kết, tham gia xây dựng nông thôn mới,; cơ sở hạ tầng có bước phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, kinh tế-văn hoá- xã hội khởi sắc, chuyển biến. Nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp góp phần phát triển kinh tế gia đình tăng thu nhập và vươn lên làm giàu chính đáng.

Responsive image

Việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Đảng, Nhà Nước và Nhân dân đặc biệt quan tâm.

Thực hiện 3 chương trình này, năm 2023 Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở hội cấp dưới, phối hợp với các ban, ngành huyện, các xã, thị trấn triển khai thực hiện nhiều dự án trên địa bàn huyện. Cụ thể Hội không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, đào tạo nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong này đã giải ngân 150 triệu đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân cho 5 hội viên tham gia dự án “Chăn nuôi bò sinh sản” tại xã Núi Tô.

Phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện phát vay cho 451 hộ nghèo, cận nghèo, sinh viên, chương trình sản xuất kinh doanh, với tổng số tiền gần 16 tỷ đồng. Phối hợp với Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú An Giang tổ chức 3 lớp học nghề xây dựng dân dụng cho 90 người dân; mở 7 lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi bò, trồng nấm bào ngư, hàn điện và may dân dụng, có 210 học viên. Phối hợp Trạm Khuyến nông tổ chức 5 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa theo tiêu chuẩn bền vững SRP và kỹ thuật trồng dược liệu cho 150 hội viên nông dân.

Ông Nguyễn Hoài An - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tri Tôn cho biết Thực hiện dự án GIC, phối hợp Chi cục Phát triển nông thôn và Trạm Khuyến nông tổ chức 9 lớp tập huấn “Kinh doanh cho nông dân” cho 250 nông dân tại xã Tân Tuyến, Núi Tô và Tà Đảnh. Phối hợp Phòng Nông nghiệp&PTNT triển khai xây dựng 2 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước sử dụng điện năng lượng mặt trời, trị giá 250 triệu đồng. Phối hợp với trung tâm kỹ thuật dịch vụ  - SNông nghiệp &PTNT An Giang, Trung tâm Khuyến nông tổ chức hội thảo sản xuất lúa sử dụng phân hữu cơ, có 47 nông dân tham dự. Phối hợp ngành nông nghiệp, công ty An Phú, Bắc Á, phân bón Nano, Đất Việt, Tân Thành, Nông Phát Đạt, VFC, phân bón hữu cơ Con Voi Bình Dương, Vườn ươm giống công nghệ cao Lê Văn Thảo Chợ Lách Bến Tre, và tập đoàn Lộc Trời tổ chức 55 cuộc hội thảo về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, 1.642 nông dân. Bên cạnh đó, phối hợp ngành nông nghiệp và tập đoàn Lộc Trời tổ chức 7 cuộc hội thảo theo chương trình “Ngày hội liên kết sản xuất trên địa bàn tỉnh An Giang vụ hè thu 2023”, có 228 nông dân cùng tham dự. Phối hợp Công ty Nông Phát Đạt tổ chức triển khai 2 cuộc hội thảo về chính sách liên kết vụ hè thu và thu đông năm 2023, cho 50 nông dân xã Lương An Trà. Phối hợp Ban Kinh tế Xã hội - Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn cho 60 nông dân về khởi nghiệp và ứng dụng thương mại điện tử năm 2023”.

Hội Nông dân huyện và các xã thị trấn tham gia cùng các ban ngành vận động nhân dân tại địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp  hơn 2 tỉ đồng 856 ngày công lao động, để xây dựng 4 cây cầu giao thông nông thôn, bê tông hóa 65m đường hẻm thị trấn và dặm vá đường giao thông nông thôn. Vận động nhân dân tại địa phương đóng góp 48,9 triệu đồng để lắp đặt đèn năng lượng mặt trời thắp sáng lộ nông thôn. Vận động hội viên, nông dân đóng góp 55,3 triệu đồng để mua 206m3 đất - đá làm lộ nông thôn đường ra cánh đồng tại xã Châu Lăng. Vận động 1.420 người dân tham gia bảo hiểm bảo hiểm y tế hộ gia đình, bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ngoài ra, còn vận động nhân dân góp gần 10 triệu đồng để hỗ trợ một phần kinh phí điều trị bệnh cho 2 hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tại thị trấn Ba Chúc.

Responsive image

Ông Nguyễn Hoài An cho biết thêm: “thời gian tới hội tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển hội viên, coi trọng chất lượng là nòng cốt, tập hợp đông đảo, thu hút nông dân và các đối tượng khác tham gia tổ chức hội, trọng tâm là nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, đạo đức, hiểu biết pháp luật, kiến thức, trình độ sản xuất, quản lý kinh doanh; tính gương mẫu của hội viên trong các hoạt động của Hội. Xây dựng hội viên gương mẫu, thu hút tập hợp nông dân, nhất là nông dân trẻ, có kinh nghiệm trong sản xuất, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp đi đầu trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó tuyên truyền,vận động, hướng dẫn hội viên nông dân phát huy nội lực, khai thác tiềm năng đất đai, sử dụng vốn có hiệu quả, tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện từng địa phương; bảo đảm năng suất chất lượng sản phẩm, có sức cạnh tranh trên thị trường. Vận động hội viên nông dân ở các xã, thị trấn thực hiện tốt Nghị quyết của Huyện ủy,UBND huyện và Hội Nông dân cấp trên tập trung sản xuất, xây dựng mô hình chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã . Phát huy thế mạnh từng địa phương để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường các hoạt động kinh tế-xã hội; mở rộng các hình thức dịch vụ hỗ trợ, tư vấn giúp nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, như: vay vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ chức dạy nghề cho nông dân, tạo thêm việc làm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, chế biến nông sản,... để sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả, trên cơ sở nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, đáp ứng khả năng cạnh tranh hàng hóa;tham gia phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay”.

Ngoài ra, Hội Nông dân huyện và Hội Nông dân các xã, thị trấn tiếp tục vận động hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới và giữ gìn ổn định chính trị - xã hội. Chú trọng nâng cao trình độ kiến thức về kinh tế, xã hội; tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào trong sản xuất, kinh doanh. Kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào hoạt động của tổ chức hội, góp phần nhân rộng điển hình tiên tiến, tạo sức lan tỏa rộng trong phong trào hoạt động Hội Nông dân tại địa phương./.

Châu Phong

=== CHÀO MỪNG 190 THÀNH LẬP TỈNH AN GIANG (1832 - 2022) ===