Bếp ăn từ trái tim

Người tốt - Việc tốt

Bếp ăn từ trái tim

02/06/2022

Cuộc sống tất bật hối hả trôi qua từng ngày, đừng nên lãng phí thời gian của mình một cách vô bổ, hãy thử sống chậm lại để nghe hơi thở cuộc sống quanh mình và cảm nhận ý nghĩa từ việc “cho đi”.

Responsive image

Với suy nghĩ đó mà ông Lê Phi Hùng sinh năm 1968 quê ở Thoại Sơn An Giang quyết tâm làm việc gì có ích cho cộng đồng, hỗ trợ những mảnh đời bất hạnh những mảnh đời cơ nhỡ, hoạn nạn cũng như những người nghèo khó, cũng từ đó mà bếp cơm chay Từ Tâm tại khóm An Bình - thị trấn Ba Chúc ra đời.

Không phân biệt giàu nghèo, chỉ cần ai thích đều có thể đến thưởng thức miễn phí, đó là tiêu chí của quán. Dù khai trương chưa đầy 5 tháng, nhưng quán cơm chay Từ Tâm của ông Hùng đã trở thành điểm đến ấm áp của những người lao động nghèo và cả những người muốn thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày.

Mỗi ngày quán chay của ông phục vụ từ 500 - 700 suất ăn miễn phí với thực đơn từ 5-7 món ăn thay đổi hàng ngày, thời gian mở cửa từ 6h sáng đến 6h tối. Từng món ăn được ông chăm chút rất kỹ lưỡng, mỗi món ăn đều đầy đủ màu sắc và hương vị, chắt chiu trong đó là tình cảm yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

Để có được bửa cơm ngon, mỗi ngày họ phải dậy từ sáng sớm khoảng 4h để kịp phục vụ cho bà con. Tham gia phục vụ quán có trên 10 thành viên, là các cô, chú và anh chị ở địa phương có chung tấm lòng thiện nguyện, tuy vậy hàng tháng ông vẫn dành ra 10 triệu để hổ trợ thêm cho những thành viên có cuộc sống khó khăn để trang trải phần nào trong gia đình, yên tâm cùng ông làm công tác thiện nguyện. Không ai bảo ai, mỗi người một công việc, người chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế, nấu bếp đến phụ bếp,v.v... ai nấy rất khẩn trương, nhiệt tình và chăm chút từng công đoạn, với mong muốn làm ra những suất ăn thật ngon gửi đến người nghèo. Khi thấy bà con tới dùng thì ông mừng lắm, có những người từ Lê Trì, Lương Phi thậm chí Vĩnh Gia cũng lặn lội đến dùng. Và đến nay, bếp cơm từ thiện trở thành nét đẹp rất riêng tại thị trấn Ba Chúc.

Ghé thăm quán cơm của ông vào buổi trưa mới thấy được không khí ấm áp của buổi cơm gia đình, khi mọi người vui vẽ, thoải mái và tự nhiên như về ngôi nhà mình dùng cơm sau một buổi lao động vất vả, ông vui vẽ mời tôi dùng buổi cơm cùng mọi người, tuy buổi cơm chay đạm bạc nhưng khi dùng thì ngon miệng làm sao, có chút mùi vị rất riêng mà ngẫm mãi thì mới biết đó là mùi của sự yêu thương và san sẽ. Yêu làm sao nụ cười trên gương mặt ông luôn niềm nở với khách và luôn miệng hỏi “hôm nay dùng có ngon miệng không”, ông luôn mong muốn mọi người hài lòng khi thưởng thức và được nhiều người ủng hộ quán mình tuy là ông bán với giá 0 đồng.

Ông giới thiệu mình là đầu bếp chính của quán, nói là đầu bếp nhưng ông chưa qua 1 lớp đào tạo nào mà ông dùng cái tâm của mình để chế biến từng món ăn, dành cả tấm lòng để phục vụ bà con. Trao đổi với ông Hùng:

PV: Xuất phát từ suy nghĩ nào mà chú mở quán cơm từ thiện giúp đỡ bà con nghèo tại thị trấn Ba Chúc

NV: mình giúp cho bà con cô bác có bửa ăn để người ta đi ruộng đi rẩy nhẹ lo phần ăn, người ta lo đi làm kiếm tiền thôi, giảm đi phần nào khó khăn trong cuộc sống từ từ người ta mới thóat nghèo.

PV: Nhu yếu phẩm từ đâu để chú chế biến các món ăn

NV: rau củ quả bà con trồng rẩy cho, nếu như nấu món gì thiếu thì mới mua thêm đa số là bà con cho là đủ, gạo bà con cũng cho từ khai trương tới giờ chú chưa mua gạo luôn, cho gia vị luôn nhưng không đủ sài chú phải mua gia vị thêm.

PV: Công việc từ thiện này có vất vả không chú

NV: chú đứng nấu 4h30 tới 6h sáng là có đồ ăn có cơm đầy đủ nhưng chú vẫn  đứng nấu tới 6h chiều luôn, đứng suốt ngày làm hoài luôn mệt lắm nhưng nghe 1, 2 câu nói cám ơn của bà con mình cảm thấy vui cái bù qua cái mệt cái mình cảm thấy hết mệt, giờ mình lớn tuổi rồi giúp gì được cho xã hội cho bà con thì mình giúp.

PV: Tâm trạng mình như thế nào khi thấy bà con dùng bửa cơm ngon miệng

NV: vui lắm mình cảm thấy bà con ăn một buổi cơm khen ngon quá rồi cám ơn này nọ rồi nói “nhờ chú mà tôi đỡ lắm” mình cảm thấy trong lòng vui lắm, thấy công việc này giúp nhiều người mình cũng vui lắm.

Bếp ăn từ thiện của ông không chỉ đơn thuần là sự hỗ trợ về vật chất mà còn mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của xã hội đối với cộng đồng nghèo và vượt lên trên hết là tình người trong cuộc sống, là mong muốn của những người làm công tác từ thiện ở đây. Chị Võ Thị Tuyết Mai ngụ khóm An Bình thị trấn Ba Chúc người tình nguyện hỗ trợ bếp cơm Từ Tâm, chia sẽ:” trước kia chị cũng đi làm từ thiện như châm cứu, bóc thuốc, cả năm nay dịch bệnh nên chị ở không thấy chú mở tiệm cơm từ thiện chị cũng lên phụ, tại chị cũng có con nhỏ nên khi nào rảnh thì chị lên phụ, có bửa chị lên từ sáng đến 2 chiều về có ngày chỉ phụ được vài tiếng.”

Cuộc sống vội vã là thế nhưng luôn có những người biết cách sống chậm lại để trao đi yêu thương, để chia sẻ và bao bọc lẫn nhau bởi đối với họ cho đi chính là nhận lại. Câu chuyện ấm áp về tấm lòng đẹp của ông Hùng hy vọng rằng sẽ luôn cháy mãi để bà con nghèo vơi đi phần nào khó khăn trong cuộc sống, để những người cơ nhở luôn cảm thấy rằng cuộc sống này họ không hề cô đơn.

Hồng Như

=== CHÀO MỪNG 190 THÀNH LẬP TỈNH AN GIANG (1832 - 2022) ===