Kế hoạch tăng cường quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện Tri Tôn năm 2024

Nông - Lâm nghiệp

Kế hoạch tăng cường quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện Tri Tôn năm 2024

15/04/2024

Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trong lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tiến tới việc chấm dứt tình trạng trạng khai thác thủy sản mang tính hủy diệt. Huyện Tri Tôn đã ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2024 về tăng cường quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn huyện Tri Tôn năm 2024.

Nội dung thực hiện của Kế hoạch lần này là công tác quản lý, kiểm tra việc khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Công tác thông tin, tuyên tuyền, Công tác chuyển đổi ngành, nghề; Công tác phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Về đối tượng kiểm tra là tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản trên các tuyến sông, kênh, rạch, đất ngập nước thuộc địa bàn huyện. Đảm bảo giảm dần những hộ khai thác thủy sản bằng ngư cụ cấm nhất là các hộ khai thác bằng kích điện, cào điện,…. có tính chất hủy diệt giống loài thuỷ sản bản địa trên địa bàn huyện.

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh như: Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30/7/2014 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong thời gian tới và Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 01/11/2021 của Thủ tướng Chính Phủ về việc một số giải pháp cấp bách tăng cường hiệu quả công tác quản lý khu bảo tồn biển Việt Nam; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thủy sản; Nghị định số 38/2024/NĐ-CP ngày 05/4/2024 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Và các văn bản khác có liên quan.

Thời gian kiểm tra được thực hiện trong cả năm 2024. Phương thức kiểm tra thực hiện do Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện và của xã, thị trấn chủ trì, hoạt động độc lập nhau:

- Đoàn cấp huyện: Giao Phòng Nông nghiệp & PTNT tham mưu UBND huyện thành lập, do Phòng Nông nghiệp & PTNT chủ trì cùng sự tham gia của lực lượng: Công an huyện, Tổ thủy sản, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Trưởng Công an các xã, thị trấn. (Dự kiến đoàn cấp huyện gồm 9 thành viên)

- Đoàn cấp xã/thị trấn: Do Chủ tịch UBND xã, thị trấn chủ trì cùng với sự tham gia của Công an xã/thị trấn, BCH Quân sự xã/thị trấn và Trưởng các khóm, ấp.

Công tác thông tin, tuyên truyền: Luật Thủy sản số 18/2017/QH14, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, Nghị định số 37/2024/NĐ-CP, Nghị định số 38/2024/NĐ-CP, Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT, Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho đối tượng là ngư dân khai thác thủy sản trên địa bàn huyện để giúp ngư dân biết và tuân thủ chấp hành các quy định pháp luật lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản nội đồng; Vận động người dân giao, nộp các phương tiện, trang thiết bị,.. có tính chất hủy diệt để khai thác thủy sản. Tuyên truyền bằng hình ảnh, treo băng-rol,…và đưa tin những vụ việc vi phạm xảy ra.

Công tác chuyển đổi ngành, nghề: Tiếp tục rà soát, thống kê các hộ khai thác thủy sản bằng ngư cụ cấm, có tính chất hủy diệt trên địa bàn huyện tham mưu cho UBND huyện hỗ trợ chuyển đổi ngành, nghề cho các hộ đảm bảo những hộ được chuyển đổi nâng cao được nhận thức về việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Công tác phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản: Vận động nguồn kinh phí từ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện phục vụ cho hoạt động thả giống cá bổ sung vào tự nhiên để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Khuyến kích thực hiện công tác thả cá phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực, từ đó huy động được các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Phối hợp thực hiện hiệu quả các quy định về quản lý loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm cũng như công tác cứu hộ các loài thủy sản này./.

Võ Văn Thanh

=== CHÀO MỪNG 190 THÀNH LẬP TỈNH AN GIANG (1832 - 2022) ===