Tổ hợp tác làm đường thốt nốt xã An Tức

Nông - Lâm nghiệp

Tổ hợp tác làm đường thốt nốt xã An Tức

11/01/2023

Từ bao đời nay, cây thốt nốt luôn gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang nói chung, bà con Khmer xã An Tức nói riêng. nhất là trong việc khai thác nấu đường thốt nốt đã giúp cho bà con nơi đây có thêm thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động của địa phương .

Khi nhiều làng nghề truyền thống khác bị mai một thì nghề nấu đường thốt nốt ở xã An Tức vẫn phát triển ổn định. cùng với đó, Tỉnh An Giang đã có nhiều chính sách hỗ trợ để những hộ theo nghề nấu đường thốt nốt để phát triển sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ, đưa sản phẩm tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Theo đó, mà trong năm qua Hội Nông dân xã An Tức đã rà soát và thành lập một tổ hợp tác xã nấu đường thốt nốt với 20 thành viên tham gia . và nếu như trước đây, khi nấu đường xong các hộ sản xuất phải dùng dụng cụ cầm tay để đánh khuấy, mất nhiều thời gian và công sức. nhưng từ khi được trang bị máy đánh đường sử dụng mô-tơ điện đã giúp các hộ dân rút ngắn thời gian. Bình quân 1 tháng sẽ tiết kiệm 15 ngày công lao động. Đến nay, xã An Tức được hỗ trợ 06 máy đánh đường thốt nốt cho 6 thành viên và 02 máy phát điện. Đây là hoạt động nằm trong tiểu dự án xây dựng mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022, do Trường Trung cấp nghề và đào tạo cán bộ hợp tác xã miền Nam phụ trách thực hiện.

Ngoài hỗ trợ máy móc, bà con còn được  tham gia lớp tập huấn về sản xuất và chế biến đường thốt nốt. Từ đó giúp họ trang bị thêm kiến thức về sản xuất ra sản phẩm chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, từ chế biến, bảo quản đến sử dụng dụng cụ… Đây là điều kiện cần thiết để tập trung các cơ sở sát xuất đường thốt nốt về một đầu mối thu mua, giới thiệu, quảng bá, ký kết hợp đồng tiêu thụ với các tỉnh. góp phần nâng cao giá trị đường thốt nốt . 

Ông Chau Sa Mươne - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Tức cho biết: “Tổ hợp tác của chúng ta do đa số tổ viên ít có trình độ nên Hội có mở được 2 lớp về an toàn vệ sinh thực phẩm. với đăng kí thương hiệu OCOP của đường thốt nốt . trong lúc vận động thì hiện bà con ít bỏ hóa chất vô, đa số dùng vỏ sến nên đường rất là ngon. kết hợp UBND xã đưa 9 tổ viên đi tham quan mô hình làm đường ở tịnh Biên. Tổ hợp tác cũng xét 2 hộ được nhận 2 máy phát điện và máy đánh đường, do liên minh hợp tác xã Tỉnh hỗ trợ,….”

Bà Néang Sóc Phone (SN 1974) ngụ ấp Ninh Hòa xã An Tức, là một trong những hộ được hỗ trợ máy đánh đường thốt nốt, và máy phát điện  cho biết rằng. Cứ tới mùa nấu đường thốt nốt, 2 vợ chồng lại bắt tay vào việc nấu đường thốt nốt theo kiểu truyền thống, không sử dụng tẩy, hóa chất vì vậy mà đường thốt nốt của gia đình được mọi người ưa chuộng, thương lái đến thu mua tận lò, với 25 cây thốt nốt, mỗi ngày nhà thu được trên 20kg đường, giá bán 45 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên khâu đánh đường bằng tay rất cực, tốn nhiều thời gian. Nay bà được hỗ trợ máy đánh đường cũng đỡ phần nào,  bà Sóc Phone chia sẻ thêm:

 “Tôi thấy đánh bằng máy cũng nhanh, tùy mình điều chỉnh mức độ 1,2,3 khi mà đường chuyển đặc sệt từ từ mình điều chỉnh mức là được. có máy khỏe mình lắm ấy, chứ hồi lúc khuấy bằng tay là 2 người phải khuấy thay phiên không đó . Tuy nhiên đánh đường bằng máy thì tôi thấy chỉ đánh được phần trong lòng nồi thôi, cũng có chế độ chỉnh từ trái sang phải và ngược lại nhưng chỉ đánh ở phía trong chứ nó không đánh vòng ngoài được, khác với đánh bằng tay”.

Với sự quan tâm, hỗ trợ của Tỉnh cũng như chính quyền địa phương, tổ hợp tác xã nấu đường thốt nốt xã An Tức sẽ là một điểm dừng chân để du khách đến thưởng thức, và được sử dụng đường thốt nốt sạch, một loại đường có mùi thơm đặc trưng của vùng 7 núi nói chung, xã An Tức nói riêng sẽ tiếp nối và  giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống khai thác và chế biến sản phẩm từ nước thốt nốt.

Thươne

=== CHÀO MỪNG 190 THÀNH LẬP TỈNH AN GIANG (1832 - 2022) ===