Huyện Tri Tôn phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái năm 2023

Nông - Lâm nghiệp

Huyện Tri Tôn phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái năm 2023

08/01/2024

Tri Tôn là một trong những huyện đứng đầu về diện tích sản xuất nông nghiệp của tỉnh An Giang với trên 46.639 ha, tương đương với 220 tiểu vùng sản xuất. Diện tích gieo trồng trung bình hàng năm trên 115.000 ha. Trong đó, diện tích lúa chiếm khoảng 97,5%, còn 2,5% là diện tích rau màu. Ngoài ra huyện có trên 2.200 ha cây ăn trái các loại. Nhờ có địa hình đa dạng nên huyện cũng có nhiều sản phẩm cây trồng đa dạng. Để phát triển cây ăn trái huyện đã tập trung đẩy mạnh phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái.

Responsive image

1. Phát triển vùng trồng:

Tổng diện tích cây ăn trái trồng tập trung trên địa bàn huyện 1.050,4 ha (có 870,2 ha đang cho trái), gồm các loại chủ yếu như: xoài, chuối, nhãn, cây có múi, sầu riêng, và các loại cây ăn trái khác.

- Đối với vùng trồng xoài: xoài 533,7 ha, chủ yếu là xoài cát hòa lộc, xoài thanh ca và xoài Đài Loan.

- Đối với vùng trồng chuối: 141,8 ha. Chủ yếu là chuối cấy mô 20 ha ở xã Lương An Trà hiện tại có 01 hộ trồng, chuối xiêm và các loại chuối khác 121,8 ha được trồng ở khu vực đất núi Dài và núi Cô Tô.

- Đối với vùng trồng nhãn: chưa phát triển được nhiều. Hiện tại chỉ có 26,5 ha. trồng tập trung ở xã Tân Tuyến 7,5 ha, xã Vĩnh Gia 10 ha và một số vùng nhỏ lẻ khác.

- Đối với vùng trồng sầu riêng 38,5 ha: được trồng nhiều ở vùng đất núi, đất triền núi ở xã Lê Trì và Lương Phi.

- Đối với vùng trồng cây có múi 102,7 ha gồm cam quýt, bưởi, chanh không hạt trồng tập trung ở xã Lê Trì (cam, quýt, bưởi) và chanh ở xã Lương An Trà.

2. Xây dựng và cấp mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói cho vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái:

Huyện được cấp 29 mã số, với tổng diện tích vùng trồng 1618,4 ha. Trong đó cây ăn trái 8 mã số với diện tích 297,2 ha. Năm 2023, cấp 03 mã số với diện tích 72,7 ha. Cụ thể:

a. Cấp mã số vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu:

Stt

Cây ăn trái

Mã số

Diện tích (ha)

Thị trường

1

Xoài

5

185

Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, New Zealand, Úc.

2

Chuối già nam mỹ

2

100

Trung quốc

3

Chanh tươi không hạt

1

12,2

Châu Âu, Anh, NewZealand

 

Tổng cộng

8

297,2

 

b. Cấp mã số đóng gói: Cấp 1 cở sở mã số đóng gói Chuối già Nam Mỹ xuất khẩu (Hộ kinh doanh trang trại 6 Đức).

3. Phát triển hệ thống bảo quản, sơ chế, chế biến trái cây gắn với vùng sản xuất chuyên canh:

Hiện tại, huyện có 01 doanh nghiệp thực hiện gia công, chế biến các loại nông sản xoài, chuối ở xã Lương An Trà: Công ty TNHH MTV nông sản Đức Chinh, cơ sở đóng gói nông sản Sáu Đức và Hợp tác xã Dịch vụ - Du lịch – Nông nghiệp Bảy Núi sản xuất chuối xiêm sấy dẻo.

4. Thực hiện liên kết và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái:

Liên kết xuất khẩu chanh tươi không hạt với Công ty TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ; đối với chuối cấy mô liên kết với công ty xuất khẩu qua Trung Quốc; đối với sản phẩm xoài tiêu thụ chủ yếu từ các công ty và thương lái ở Châu Đốc và Chợ Mới, các sản phẩm trái cây khác chủ yếu tiêu thụ tại địa phương và các thương lái trong tỉnh.

Hiện nay huyện đang tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn thực hiện 62 cuộc khuyến nông, mở 4 lớp tập huấn chuyên đề về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản, với 180 nông dân tham dự để nâng cao năng lực nhà vườn.

Tiếp tục hỗ trợ cấp mã vùng trồng cây ăn trái. Thu hút doanh nghiệp đầu tư sơ chế, chế biến các sản phẩm trái cây. Hỗ trợ thiết bị công nghệ phát triển sơ chế, chế biến trái cây ở quy mô nông hộ./.

Ái Thủy

=== CHÀO MỪNG 190 THÀNH LẬP TỈNH AN GIANG (1832 - 2022) ===