Người thương binh giàu nghị lực

Người tốt - Việc tốt

Người thương binh giàu nghị lực

19/05/2023

Chiến tranh đã lùi xa nhưng hệ lụy mà nó mang lại vẫn còn dai dẳng với người thương binh 1/4 Phạm Thanh Bình, vì tỷ lệ thương tật 95%, cụt 1/3 dưới đùi trái, cụt 1/3 giữa cẳng chân phải, cùng nhiều vết thương phần mềm gối và tay phải. Nhưng trong chú niềm tin và sự tự hào về những năm tháng hào hùng dành hết sức mình cho Tổ quốc chưa bao giờ nguội tắt. Bằng ý chí, nghị lực của người lính Cụ Hồ, chú đã vượt khó, vươn lên, có cách làm hay trong phát triển kinh tế. Trở thành tấm gương trong thực hiện lời Bác Hồ dạy: “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Responsive image

Sinh ra và lớn lên tạiLương Phi anh hùng, chú tham gia cách mạng năm 1986, lúc ấy chú mới 19 tuổi… Trong một lần làm nhiệm vụ, làm rào cài mìn cho Tiểu đoàn 218 - Trung đoàn 14 - F339, không may chú cùng đồng đội bị thương, cụt 1/3 dưới đùi trái, cụt 1/3 giữa cẳng chân phải, cùng nhiều vết thương phần mềm gối và tay phải... tỷ lệ thương tật đến 95%. Từ năm 1989, chú hưởng chế độ thương binh ¼ đến nay, hiện mức lương hàng tháng trên 6,6 triệu và người nuôi dưỡng chú cũng được trợ cấp hàng tháng gần 2,1 triệu đồng. Thời gian lặng lẽ trôi nhanh, chú cũng không nhớ vào năm bao nhiêu, chú  được địa phương cho tham gia học lớp thủ công mỹ nghệ về gỗ, từ đó chú tận dụng vốn kiến thức đã học và gắn bó với nghề làm dây nịt bằng gỗ kiếm thêm thu nhập đến ngày nay.

Để hoàn thành được chiếc dây nịt, đầu tiên chú dùng máy đụt lỗ nhỏ trên thân gỗ rồi cưa ra thành từng miếng nhỏ và mài dũa cẩn thận để miếng gỗ không bị gãy và bóng mịn trước khi chú đan từng miếng lại với nhau để thành thân dây nịt, sau đó chú mới làm mặt dây nịt theo hình mẫu hay khắc chữ theo yêu cầu của khách hàng. Ngồi vừa nghe chú kể lúc thời kháng chiến thì đầy nguy hiển, về sau này thì khó khăn vất vả để mưu sinh cũng không lênh đênh… lúc đó tôi ngồi đếm từng miếng gỗ nhỏ xíu, phải đến hơn 150 miếng lớn nhỏ, được chú tỉ mĩ gắn kết lại bằng sợi dây gân mới thành ra một chiếc dây nịt đủ dài, vừa vặn.

Responsive image

Chú tâm sự: “lúc mới vào nghề đam mê lắm và khách đặt nhiều nên trong 1 ngày chú có thể làm được một chiếc dây nịt hoàn chỉnh để kịp giao, hiện giờ tuy quen việc nhưng mắt mờ tay yếu nên tầm 2 ngày mới xong một chiếc…

Được biết, giá bán ra cho một chiếc dây nịt từ 300.000đ đến 500.000đ tùy vào loại gỗ khách chọn, do giá cả không đắt đỏ lắm nên nhiều người dân địa phương sau khi trãi nghiệm sản phẩm sử dụng khá bền và đẹp nên tiếp tục đặt mua để làm quà biếu cho người thân phương xa. Chú bọc bạch thêm một số khó khăn trước mắt:

Chú chia sẻ thêm: “khách đặt mua hiện nay thường yêu cầu loại gỗ có giá trị, nhưng do kinh tế eo hẹp nên chú cũng chưa đi gom mua thêm gỗ chất lượng về làm cho khách, định kỳ lương tới chú sẽ đi mua một chuyến…”.

Với sự lạc quan, yêu đời và nỗ lực không ngừng nghỉ, những chiếc dây nịt bằng gỗ của người thương binh Phạm Thanh Bình ngày càng được nhiều người biết đến, đơn đặt hàng cũng ngày một nhiều. Chú dự định rằng, khi dành thêm một ít vốn chú sẽ sửa sang lại căn nhà tình nghĩa đã được địa phương trao tặng và mua thêm máy móc để hỗ trợ chú hoàn thành sản phẩm được đẹp mắt và nhanh chóng được đến tay khách hàng hơn.

Responsive image

Dù sức khỏe giảm sút, mỗi khi trái gió trở trời, các vết thương lại ê buốt, đau nhứt… nhưng chú vẫn sẽ tiếp tục niềm đam mê với nghề, cố gắng trao tay thêm nhiều chiếc dây nịt bằng gỗ đến tay khách hàng phương xa tìm đến… Người thương binh đầy nghị lực, biết vượt lên thương tật, hoàn cảnh, sống và “cháy” hết mình bằng niềm đam mê với ngh xứng đáng là tấm gương để thế hệ trẻ ngày nay noi theo, trong thực hiện lời của Bác Hồ dạy: “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Hồng Đăng

=== CHÀO MỪNG 190 THÀNH LẬP TỈNH AN GIANG (1832 - 2022) ===