Gương phụ nữ Ba Chúc khởi nghiệp từ cọng bàng

Người tốt - Việc tốt

Gương phụ nữ Ba Chúc khởi nghiệp từ cọng bàng

20/12/2022

Sinh ra tại miền quê Ba Chúc, gia đình chủ yếu sống bằng nghề đan đệm bàng, nên khi còn nhỏ chị Trang đã được làm quen với việc đan bàng, thành thạo đan những chiếc giỏ bàng, đệm bàng, niềm đam mê cọng bàng đã thấm sâu vào máu, với năng khiếu và “duyên” với nghề, và tình yêu thương chị dành cho cọng bàng chị đã sáng tạo ra chiếc túi xách thời trang bằng cọng bàng đầu tiên tại Ba Chúc và cũng là gương phụ nữ khởi nghiệp từ nghề may gia công các sản phẩm từ cọng bàng.

Responsive image

Năm 2016, chị Trang mở cơ sở may túi xách và các sản phẩm từ cọng bàng, đam mê với nghề lại thôi thúc chị khôi phục lại nghề may gia công các sản phẩm từ cọng bàng, chị lên các trang mạng học hỏi kinh nghiệm, đăng bài bán sản phẩm, dần dần, khách hàng đặt số lượng ngày càng nhiều. Khách hàng, mẫu mã thị trường sẽ đặt mẫu sẵn, có nơi thì yêu cầu chị sáng tạo mẫu. Bây giờ, hàng tháng cơ sở may của chị xuất bán vài trăm, thậm chí đến hàng ngàn sản phẩm hơn 300 mẫu mã các loại từ túi xách đến đồ gia dụng khác. 

Từng bước tạo thế vững trên thị trường, đối tượng khách hàng của chị bây giờ khắp các tỉnh miền Tây, thậm chí đến Nha Trang, Đà Nẵng,…  những nơi phát triển du lịch, được biết có nơi đặt hàng của chị đem xuất ra nước ngoài. Hiện nay chị cũng được địa phương hổ trợ khu trưng bày sản phẩm tại nhà Mồ Ba Chúc để quảng bá cho khách du lịch

          Được đi làm gần nhà, công việc không quá vất vả mức thu nhập ổn định và được hưởng các phúc lợi khác giống như công nhân trong các công ty là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Với nhiều lao động đang sống ở tại miền quê, mong ước ấy đã trở thành hiện thực từ khi gia đình chị Nguyễn Thị Trang quyết định đầu tư mở xưởng may gia công các sản phẩm làm từ cọng bàng tại khóm An Định B thị trấn Ba Chúc.

          Từ 2 năm trở lại đây khi đã có nhiều người tìm đến ủng hộ, mua hàng của chị, cơ sở có hàng may quanh năm, nhưng chị luôn chú trọng cải tiến về mẫu mã lẫn chất lượng, tạo được lòng tin của khách hàng. Mẫu mã ngày càng sang trọng, nên mỗi chiếc túi xách thời trang thành phẩm có giá cao nhất cũng gần 200 ngàn; Nhận đơn hàng liên tục, chị thuê thêm 6 người may, 2 người phụ gia công và 30 người đan bàng, qua đó đã giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 40 lao động với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng, tăng ca thêm mỗi tiếng 20 ngàn. Được sự hỗ trợ tích cực từ địa phương, hội phụ nữ huyện, thị trấn cũng tạo điều kiện chị tham gia học hỏi kinh nghiệm, giới thiệu phòng công thương hỗ trợ nguồn vốn đầu tư trang thiết bị, góp phần giải quyết việc làm và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.”

          Vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách cho quá trình khởi nghiệp, giờ đây, Chị Trang từng bước đứng vững trên thị trường, khi mà sản phẩm đáp ứng được cả nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Mỗi khi nhận được phản hồi của khách hàng là những tấm hình ghi lại khoảnh khắc những chiếc túi xách bàng theo chân chủ nhân đi đến những vùng đất, những quốc gia khác nhau, chị càng xúc động và thấy tự hào từ đó làm nguồn động lực thôi thúc chị phấn đấu hết mình cho thành quả mình tạo ra. Nhờ vậy mà chị cũng giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho nghiều người lao động tại địa phương, thời gian tới chị tiếp tục duy trì mô hình và cải tiến thêm chất lượng, mẫu mã sản phẩm từ cộng bàn, để sản phẩm từ cộng bàn vươn xa hơn đến với tay người tiêu dùng.

Mỹ Hân

=== CHÀO MỪNG 190 THÀNH LẬP TỈNH AN GIANG (1832 - 2022) ===